[Bức chân dung để dở] Chương 3

远方的小白桦 | Atlibby

3.

Lông của Phi Vân là tuyết trắng tuyết trắng, trắng tựa như tuyết đọng trên đỉnh núi Trường Bạch.

Ánh mắt của Phi Vân một màu đen nhánh đen nhánh, đen tựa như bùn đất bên cạnh sông Tùng Hoa.

Máu của Phi Vân một màu đỏ thắm đỏ thắm, đỏ tựa như dòng máu nóng trước ngực cha.

Vương Diệu chưa từng nhìn thấy núi Trường Bạch và sông Tùng Hoa, trong cơn mơ lại luôn hô sông gọi núi; bởi vì mẹ cho cậu biết, cha cậu chính là người dẫn đầu đội đuổi ma ở nơi này. Vương Diệu chưa từng nhìn thấy cha đã hy sinh như thế nào, nhưng trong cơn mơ lại luôn thấy máu nóng cha tuôn rơi; bởi vì nói cho cùng thì, cũng từng có lúc trong đêm khuya hắt lên ánh đèn, mẹ và cậu đã đọc di thư mà cha sai người mang về trước khi hy sinh.

Bên bờ Hoàng Hà gió nhẹ nhàng thổi, hoa Mã Lan gầy guộc nhẹ nhàng rung. Thân thể của Phi Vân giống như một đám mây trên bầu trời, ánh mắt của Phi Vân giống như hai vì sao trên trời. Cha trước khi rời khỏi nhà đã mang Phi Vân cho Vương Diệu, khi đó Phi Vẫn hãy còn là một con ngựa nhỏ, Vương Diệu hãy còn là một đứa nhóc con. Vương Diệu và Phi Vân cùng nhau lớn lên trong những năm tháng gian khổ, tựa như loài hoa Mã Lan ngoan cường nở rộ bên bờ Hoàng Hà.

Trên bờ lông trắng như tuyết bắn tung toé đầy máu đỏ tươi, trên đầu, máy bay ném bom của Nhật xẹt qua, đoạt đi hàng nghìn sinh mạng của người hiền lành. Trong thoáng chốc Vương Diệu nghĩ trong những giấc mơ đó mình đã thấy máu của cha, chảy xuôi trên đỉnh núi Trường Bạch mịt mùng tuyết trắng.

Cậu mang đôi mắt đẫm lệ mông lung nhìn về bầu trời cực khổ của tổ quốc – nơi mà, trong ánh nắng chiều của vòm trời phương Bắc xa xôi, cậu thấy một người cưỡi ngựa tựa hoàng kim ngồi trên lưng Phi Vân cũng tựa như hoàng kim, tư thế oai hùng bay nhanh trên bầu trời. Người cưỡi ngựa có mái tóc màu bạc và ánh mắt màu hoa tử la lan, còn có nụ cười ấm áp tựa hoa hướng dương.

“Cậu tỉnh rồi.” Một giọng nói dịu dàng kéo cậu ra khỏi cơn ác mộng.

Cậu mở mắt ra, bên tai truyền đến tiếng ngáy lúc trầm lúc bổng của đám chiến hữu. Một ngọn đèn nho nhỏ nhẹ nhàng đung đưa trước cửa chiến hào. Cậu nhìn thấy gương mặt niềm nở của Toris, đôi mắt xanh như biển Baltic đầy ắp sự tiếc nuối sâu sắc: “Từ nãy đến giờ cậu cứ vừa khóc vừa cười mãi, lại mơ thấy gì rồi sao?”

Vương Diệu lặng lẽ gật đầu, rồi nhanh chóng đưa tay lên lau lớp nước mắt đang đọng lại trên mi. Toris thấu hiểu, vỗ vỗ vai bạn – những người vì chiến tranh mà xa rời quê hương như họ nhiều lúc không cần trao đổi câu nào cũng có thể hiểu rõ những tâm tư suy nghĩ của nhau. Chẳng phải ngay cả bản thân Toris cũng thường xuyên mơ thấy mình được trở về biển quê Baltic hay sao?

Vương Diệu đứng dậy khoác lên người chiếc áo bành tô quân đội, bước ra khỏi khung cửa nhỏ của chiến hào. Lúc tờ mờ sáng, trên nền trời ban mai màu xanh lục nhạt lóe lên một ánh sao đông mờ. Cậu chậm rãi rảo bước men con đường nhỏ trong doanh địa, dưới lớp băng mỏng đóng trên vũng nước có thể nhìn thấy bọt khí. Đôi khi, trong những bọt khí này, như là trong một trái bóng thủy tinh, có một chiếc lá bạch dương màu đỏ tía hoặc màu vàng chanh. Vương Diệu luôn thích làm vỡ băng để nhặt những chiếc lá đóng băng thế này về chiến hào. Không lâu sau chúng sẽ chất đống trên chiếc bàn nhỏ trong chiến hào, sau khi rã đông sẽ tỏa ra hương thơm tinh khiết man mác như hương rượu.

Cậu trông thấy chiến sĩ kỵ binh Ivan Braginsky ban sáng vừa làm quen đang ngồi dưới một thân cây, trong ánh nắng yếu ớt buổi sáng đang cúi đầu vẽ gì đó. Vương Diệu từ trước đến nay luôn giỏi ghi nhớ gương mặt của người khác, đặc biệt là người như Ivan, mái tóc màu bạc, ánh mắt màu hoa tử la lan và nụ cười ấm áp tựa hoa hướng dương như thể có ẩn chứa ma lực, chỉ cần gặp một lần thì cũng sẽ không quên.

“Rất xin lỗi đã quấy rầy ngài.” Vương Diệu mở miệng nói, “Nhưng trời còn chưa sáng, ngài không sợ sẽ khiến mắt cận sao?”

Không biết vì sao, vừa nghĩ đến đôi mắt sáng tỏ kia sau này có khả năng mang hai cái đít chai thật dày, Vương Diệu lại mơ hồ thấy đáng tiếc.

“Là ngài à, Vương.” Ivan ngẩng đầu lên, nháy mắt vài cái, “Đừng quên tôi là ai. Mắt của lính trinh sát thích nhất là đêm tối, họ dù thế nào cũng không bị cận.”

“Vì sao ngài lại không vẽ tranh vào ban ngày? Mặc dù bây giờ nhiệm vụ chiến đấu rất gấp, nhưng ban ngày cũng không đến nỗi chút thời gian rảnh cũng không có đâu ha.”

“Buổi sớm luôn có thể cho tôi cảm hứng.” Ivan cười và giương cao mảnh giấy nhỏ trong tay, “Trước trận chiến, tôi đã học tại học viện mỹ thuật, lúc ấy tôi thường thích thức dậy vào buổi sáng sớm để vẽ…”

Vương Diệu nhận lấy bức tranh từ trong tay anh, dưới ánh sáng lờ mờ nhàn nhạt của buổi sớm, cậu thấy trên đó là một con tuấn mã vẽ bằng bút chì. “Thật tốt, trước trận chiến thì anh ta đã lên đại học rồi!” Cậu nhìn bức tranh không rời mắt, trong lòng thầm nghĩ, “Bức tranh tuyệt vời làm sao… Có lẽ anh đang vẽ Kostya của mình, cũng có lẽ, là vẽ một Phi Vân anh chưa bao giờ gặp ỡ…”

Ivan tựa như nhìn thấu tâm sự của cậu: “Khi sáng ngài vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi đâu… Ngài chắc hẳn rất giỏi cưỡi ngựa rồi. Hay là, ngài cũng có một con ngựa?”

Một sự ấm áp xen lẫn thương cảm bỗng chốc dâng lên giữa đôi mày Vương Diệu. Bất tri bất giác, cậu bắt đầu hào hứng chuyện trò với tên chiến sĩ kỵ binh chỉ mới quen được một ngày này, cậu đã kể rất nhiều chuyện về mình… Vài chục năm sau, giáo sư Braginsky vẫn nhớ như in tất cả những gì Vương Diệu kể với ông: Là đứa con mồ côi của một vị anh hùng, năm 15 tuổi, Vương Diệu từng muốn được tiếp tục chiến đấu ở nơi mà cha cậu hy sinh, nhưng tổ chức đã quyết định đưa cậu đến học tại Liên Xô – “Nhóc con, cậu phải đi học, để sau này trở về xây dựng đất nước lại từ đầu.” Mùa hè 1941, cậu tốt nghiệp trung học. Hôm đó Vương Diệu đã chạy đến văn phòng trưng binh, người ta khuyên cậu vài tháng nữa hãy tới, vì cậu còn những bốn tháng nữa mới tròn mười tám tuổi. Thế nhưng dưới sự kiên định bất khuất của người thanh niên dị quốc quật cường này, người ta đã thỏa hiệp.

Sau khoảng thời gian huấn luyện ngắn ngủi, Vương Diệu được phái đến bộ binh trinh sát. Quan hệ của cậu với mọi người đều không tệ, bằng hữu tốt nhất là một người Litva, Toris Lorinaitis. Vương Diệu thân thiết với cậu ta một phần cũng vì tính tình ôn tồn lễ độ của cậu ấy; phần vì trước trận chiến cậu ta đã học tại đại học Moscow mà Vương Diệu từng mong ước, và phần khác vì trong liên đội đầy người Moscow, chỉ có hai người họ là kẻ tha hương…

“Tôi nên trở về đội của mình, Ivan.” Vương Diệu nghe thấy những âm thanh bận rộn từ chỗ đóng quân của mình, trong lúc tiếp tục nói chuyện, cả hai đã gọi thẳng tên của đối phương chứ không còn dùng họ nữa, đồng thời cũng dùng “anh” mà không dùng “ngài” để xưng hô nữa.

“Diệu!” Ivan gọi cậu, “Cậu có thể nói cho tôi biết lại sao lại muốn thu thập lá cây không?” Anh tò mò chỉ vào mớ lá phong và lá cây dương trên tay Vương Diệu mà cậu vừa lấy lên từ dưới miếng băng.

“Đó là vì tôi luôn muốn trở thành một nhà sinh vật học, đồng chí hoạ sĩ thân mến ạ!” Vương Diệu mỉm cười, bước chân thoăn thoắt rời đi.

—————–

Không liên quan nhưng núi Trường Bạch hiện là nơi Bình ca cư trú =)))))))))))

One thought on “[Bức chân dung để dở] Chương 3

  1. Pingback: [Đồng nhân APH – RoChu] Bức chân dung để dở | AIGV Team

Gửi yêu và thương đến AIGV ❤

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s